ĐỊA LÝ VÀ CUỘC SỐNG

Trang chủ » Địa lý Kinh tế – Xã hội

Category Archives: Địa lý Kinh tế – Xã hội

Tam Hiệp – đập lớn nhất thế giới gây nhiều tranh cãi

Giới chức Trung Quốc khẳng định đập Tam Hiệp có cấu trúc tuyệt đối an toàn, song nhiều người lo ngại về nguy cơ vỡ đập khi mưa lớn liên tục xuất hiện.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm 29/6 đưa tin các nhà vận hành đã mở hai đập tràn của đập Tam Hiệp vào sáng cùng ngày, đánh dấu lần xả lũ chính thức đầu tiên của con đập trong năm nay.

Gần đây mưa lớn xuất hiện trên các nhánh sông ở thượng nguồn sông Trường Giang và dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp bắt đầu tăng vào chiều 27/6. Đến 14h ngày 28/6, dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi lượng ngày hôm trước. Để đối phó với nguồn nước ồ ạt tràn về, giới chức ra lệnh ngưỡng xả hàng ngày của Hồ chứa Tam Hiệp được tăng lên 35.000 m3/giây.

Hai đập tràn của đập Tam Hiệp xả lũ hôm 29/6. Ảnh: Xinhua.

Nhiều video xuất hiện cuối tuần trước cho thấy các thành phố ở hạ lưu đập Tam Hiệp bị ngập lụt và người dân lo ngại họ đang phải hy sinh để cứu đập. Người dân nghi ngờ lũ lụt liên quan đến đợt xả lũ khẩn cấp từ các cửa đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới, nằm trên sông Dương Tử, bắc quá tỉnh Hồ Bắc và thành phố Trùng Khánh, nơi có địa hình tương đối hiểm trở và lượng mưa dồi dào.

Quá trình xây dựng đập Tam Hiệp bắt đầu từ năm 1994 và đập đi vào vận hành đầy đủ các chức năng vào tháng 7/2012, với chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu m khối bê tông, chủ yếu cho thành đập, 463.000 tấn thép, đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 m so với nền đá.

Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km, rộng 1,12 km, thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1.045 km2.

32 máy phát điện của đập thủy điện Tam Hiệp, mỗi máy nặng 6.000 tấn, sản xuất 22,5 triệu kilowatt điện, đủ cung cấp điện cho 60 triệu người dân Trung Quốc, theo Interesting Engineering.

Chi phí xây dựng đập lên tới hơn 30 tỷ USD tính từ thời điểm khởi công năm 1994.

Năm 2018, trạm thủy điện của đập Tam Hiệp đạt kỷ lục sản xuất 100.000.000 megawatt giờ điện. Ngoài sản xuất điện, đập Tam Hiệp còn sở hữu thang máy nâng tàu và khóa tàu lớn nhất thế giới. Khoảng 130 tàu đi qua đập Tam Hiệp mỗi ngày.

Năm 2017, một nghiên cứu đăng trên trang tin Futurism cho rằng sự dịch chuyển của khối lượng nước khổng lồ ở đập thủy điện Tam Hiệp khiến Trái Đất quay chậm hơn. Việc đẩy 42 tỷ tấn nước tại đập Tam Hiệp lên cao 175 mét so với mực nước biển sẽ làm tăng mô-men quán tính của Trái Đất, qua đó là chậm chuyển động xoay của địa cầu. Tuy nhiên, tác động gây ra là vô cùng nhỏ.

Chính phủ Trung Quốc từng ca ngợi đập Tam Hiệp là nguồn cung cấp năng lượng sạch khổng lồ và giúp con người “thuần phục” dòng sông dài nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, những người phản đối xây đập nói nó sẽ gây nên nhiều hậu quả về môi trường và xã hội.

Khoảng 1,4 triệu người dân Trung Quốc phải rời bỏ nơi sinh sống để nhường chỗ cho dự án xây đập Tam Hiệp và hồ chứa. Nhiều di sản văn hóa đã bị nước nhấn chìm. Do lượng nước trong hồ chứa quá lớn – các nhà khoa học lo ngại lượng nước trong đất quá lớn sẽ khiến lở đất và nhiều hiện tượng địa chất bất thường khác sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Các tổ chức bảo vệ môi trường cho rằng hồ chứa của đập làm giảm chất lượng nước ở hạ nguồn sông Dương Tử.

Tháng 8/2010, chính phủ Trung Quốc thừa nhận họ sẽ phải chi hàng tỷ USD để khắc phục những hậu quả môi trường dọc sông Dương Tử do ảnh hưởng từ đập Tam Hiệp, như tình trạng hàng triệu tấn rác đổ xuống sông. Truyền thông địa phương nói rằng ở nhiều vị trí trên sông, rác tạo thành những mảng lớn đến nỗi người dân có thể bước trên chúng. Những mảng rác như vậy có thể gây nghẽn đập.

Trước những lo lắng về nguy cơ vỡ đập, giới chức Trung Quốc khẳng định cấu trúc của đập Tam Hiệp rất an toàn nhưng theo nhà thủy văn học Wang Weiluo, chất lượng của con đập không tốt và không thể chống lũ lụt.

Wang cho hay sau trận lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 1998 ở lưu vực sông Dương Tử khiến hơn 4.000 người thiệt mạng, Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ đã thuê các chuyên gia phương Tây đến đánh giá kiểm soát chất lượng của công trình. Các chuyên gia nói rằng mối hàn các thanh thép tại đập không đáp ứng tiêu chuẩn.

Các công nhân Trung Quốc khi đó tỏ ra không hài lòng, cáo buộc những chỉ trích từ chuyên gia phương Tây là hành động phân biệt chủng tộc.

Theo Wang, đập Tam Hiệp không có một cơ quan riêng biệt để kiểm tra chất lượng công trình. Đội ngũ thiết kế và xây dựng con đập tự thực hiện công đoạn này.

Khi đập mới đi vào vận hành, truyền thông Trung Quốc tuyên bố đập Tam Hiệp có thể chống lại trận lũ tồi tệ nhất trong 10.000 năm. Nhiều năm sau, họ giảm con số xuống 1.000 năm và tiếp tục một năm sau, con số chỉ còn 100 năm.

Hồi năm ngoái, các bức ảnh trên Google Map cho thấy một đoạn của đập Tam Hiệp bị lõm giống như nó đang phải chịu sức ép rất lớn. Tập đoàn đập Tam Hiệp sau đó lên tiếng trấn an công trình vẫn an toàn, rằng những biến dạng vẫn có thể xảy ra nhưng không làm ảnh hưởng đến đập bởi vẫn trong độ đàn hồi an toàn.

Vị trí đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang. Đồ họa: CNN.

 

Hai phương án phân vùng đến năm 2030

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất hai phương án phân vùng kinh tế – xã hội trên cả nước, giai đoạn 2021-2030.

 

Bí ẩn về ngôi sao David trên bức tường than khóc ở Jerusalem

Du khách khi tới thăm Bức tường than khóc ở Jerusalem đều cố gắng chụp lại hình ảnh ngôi sao 6 cánh gắn trên đó. Đây chính là ngôi sao David – biểu tượng về quyền lực và bùa chú nổi tiếng thế giới.

Du khách đến các nước phương Tây như châu Âu, Mỹ thường thấy hình ảnh một ngôi sao 6 cánh xuất hiện trên đồ lưu niệm, trang sức, phim ảnh và thậm chí là một số địa danh nổi tiếng như Bức tường than khóc ở Jerusalem. Nhiều người biết rõ đây chính là ngôi sao David nổi tiếng của người Do Thái, và cũng không ít người tò mò về nguồn gốc thực sự của nó.

Biểu tượng sao 6 cánh trên tường thành Jerusalem. Ảnh: Biblewalks.

Ngôi sao David (hay còn gọi là tấm khiên David) là một biểu tượng cổ xưa của người Do Thái, với hình ngôi sao 6 cánh do 2 hình tam giác lồng vào nhau. Nó được đặt tên theo vua David, vị vua thứ hai của người Isarel. Vị vua này cũng chính là cảm hứng để họa sĩ Michelangelo tạo nên bức tượng khỏa thân David danh bất hư truyền.

Theo nhà nghiên cứu Gershom Scholem, biểu tượng này xuất hiện vào thế kỷ 14 trong cộng đồng người Do Thái ở trung Âu. Đến thế kỷ 19, nó mới trở nên phổ biến và trở thành một trong những biểu tượng được biết đến nhiều nhất hiện nay. Du khách có thể nhìn thấy biểu tượng này tại nhiều nhà thờ của người Do Thái.

Ngôi sao xuất hiện lần đầu trên văn tự Mezuzot – những luật lệ của đạo Do Thái thường được khắc trên trụ nhà, và qua các bùa chú trong văn tự cổ. Hình ảnh ngôi sao với 2 tam giác lồng lên nhau cũng thường thấy trong Charmed – bộ phim nói về thế giới phù thủy nổi tiếng của Mỹ.

Theo các thầy phù thủy, họ tin rằng ngôi sao 6 cánh này còn là một phong ấn đầy quyền lực. Con người khi đóng dấu này lên mình sẽ khiến ma quỷ sợ hãi tránh xa và hiện tượng quỷ ám sẽ không thể xuất hiện. Quan điểm này được dựa trên một truyền thuyết về vua Solomon điều khiển thế lực hắc ám bằng một chiếc nhẫn có dấu ấn đặc biệt khắc tên của Chúa. Người ta tin rằng, chỉ duy nhất dấu ấn này mới có thể bảo vệ con người trước ma quỷ.

Theo một số nguồn dẫn, biểu tượng cổ xưa về 4 yếu tố Nước, Lửa, Gió, Đất cũng được vẽ từ các hình cơ bản trong ngôi sao 6 cánh này. Do đó, sao David mang ý nghĩa về sự hòa hợp của những yếu tố đối lập, cũng giống như Đức Vua – một chiến binh oai dũng và cũng là một nghệ sĩ khi chơi đàn hạc hay tuyệt. Ảnh: Wiki.

Mặc dù là ngôi sao 6 cánh, sao David lại là biểu tượng cho số 7, bao gồm 6 mũi nhọn và phần trung tâm. Trong đạo Do Thái, số 7 này rất có ý nghĩa. Đấng sáng thế đã tạo ra thế giới trong 6 ngày, cộng thêm một ngày thứ 7 để nghỉ ngơi. Theo đó một tuần mới có 7 ngày, 6 ngày làm việc và một ngày nghỉ ngơi. Cây chúc đài trong các đền thờ cổ cũng có 7 ngọn đèn dầu với 3 ngọn ở mỗi bên và 1 ngọn chính giữa.

Còn theo đạo phái Kabbalah, ngôi sao David biểu tượng cho 6 hướng và trung tâm: trên, dưới, đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Các tín đồ của đạo này cũng coi biểu tượng trên là lá bùa hộ mạng.

Ngày nay, ngôi sao David trở thành một trong những biểu tượng phổ biến nhất của người Do Thái. Nó thậm chí còn có mặt trên quốc kỳ Israel. Ảnh: NBC.

Ngôi sao David thường gắn liền với một biểu tượng nổi tiếng không kém khác. Đó chính là ấn triện của vua Solomon, con trai vua David, cháu trai vua Saul. Ông là người xây dựng đền thánh đầu tiên ở kinh thành Jerusalem. Một phần trong tên thành phố, Shalem được đặt theo tên vua Solomon. Ông cũng là người được Chúa ban tặng cho cả “sự khôn ngoan và trí tuệ”.

Có khá nhiều truyền thuyết nói về ấn triện nổi tiếng của vị vua này. Theo đó, đây là một chiếc nhẫn khắc triện. Ấn triện này dưới thuộc về mặt đất, bên trên chạm tới bầu trời, là biểu tượng cho sự hòa hợp. Nó thể hiện trật tự vũ trụ và mối liên kết vĩnh viễn giữa trời đất cũng như các yếu tố tự nhiên của không khí và lửa.

Ngày nay khi đến Bức tường than khóc ở Jerusalem, du khách có thể tìm thấy những tảng đá được khắc hình 2 tam giác lồng vào nhau. Đó là hình dáng của ngôi sao David, còn theo đạo Hồi nó chính là ấn triện của vua Solomon. Nhiệm vụ của biểu tượng này chính là phong ấn bảo vệ thành phố khỏi những tai ương, sự quấy nhiễu của ma quỷ, đem lại hòa bình.

Theo một số nhà khoa học, ngôi sao David và ấn triện Solomon chính là một. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, ấn triện của Solomon chính là ngôi sao 5 cánh, còn 6 cánh mới là ngôi sao David.

*Đối với người Do Thái trên khắp thế giới, địa danh thiêng liêng nhất của họ là Bức tường than khóc tại thành cổ Jerusalem (Israel).

Bức tường than khóc còn có tên là bức tường phía Tây (Western Wall), do vua Herod Echo xây dựng vào đầu thế kỷ 1. Sau trận chiến với quân La Mã, bức tường bị phá hủy và hiện nay chỉ còn một đoạn ngắn của tường thành.

Hơn 2.000 năm trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, các tín đồ từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ về đây để cầu nguyện. Người Do thái xưa và nay rất tôn sùng bức tường này vì đối với họ đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là niềm tự hào dân tộc. Ngày nay, khu vực Bức tường than khóc rất rộng lớn, khang trang và thường xuyên có nhiều du khách tới thăm viếng. Tại đây các tín đồ thường viết lời nguyện cầu trên một mảnh giấy và đặt vào một khe nhỏ nào đó trong bức tường.

Ngoài Bức tường than khóc, Nhà thờ mộ chúa Holy Sepluche, du khách đến thành cổ Jerusalem (Israel) thường đến thăm các danh thắng lịch sử như đường chúa đi qua, đỉnh núi Ô liu, khu vực khảo cổ thành vua David… Mặc dù Israel vẫn có xung đột với các nước láng giếng ở khu vực biên giới song mỗi năm nước này vẫn đón khoảng 3 triệu khách du khách đến thăm những thánh tích tôn giáo của nhân loại tồn tại qua nhiều thế kỷ.

Theo soha

Vùng đất linh thiêng Jerusalem giữa điểm nóng Trung Đông

Được xem là vùng đất linh thiêng đối với 3 tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái và Cơ đốc, Jerusalem cũng là nơi chứng kiến các cuộc xung đột đẫm máu tại khu vực Trung Đông trong nhiều thập niên qua.

Tổng thống Donald Trump ngày 6/12 tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và thông báo sẽ chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về vùng đất linh thiêng này. Động thái này của ông chủ Nhà Trắng đã làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả-rập. Trong ảnh: Tổng thống Trump đội mũ của người Do Thái chạm tay vào Bức tường Phía Tây ở Jerusalem khi tới thăm khu vực này ngày 22/5. (Ảnh: AP)

Là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, Jerusalem nằm trên đỉnh của một cao nguyên ở dãy núi Judaean giữa Địa Trung Hải và Biển Chết. (Ảnh: Reuters)

Trong suốt lịch sử tồn tại, Jerusalem đã bị tàn phá ít nhất 2 lần, bao vây 23 lần, tấn công 52 lần, chiếm đóng và tái chiếm 44 lần. (Ảnh: Reuters)

Jerusalem được xem là vùng đất thánh đối với 3 tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái và Cơ đốc, và là nơi mang ý nghĩa đặc biệt với các tín đồ theo 3 tôn giáo này. Trong ảnh: Bức tường Phía Tây ở Jerusalem, nơi được xem là linh thiêng nhất của tín đồ Do Thái, luôn có nhiều người đến cầu nguyện. (Ảnh: Sputnik)

Những người theo đạo Hồi của Palestine đã tới cầu nguyện trong buổi sáng đầu tiên của Lễ Hiến sinh bên trong khuôn viên thánh đường al-Aqsa, nơi linh thiêng thứ 3 đối với đạo Hồi, tại Jerusalem. (Ảnh: AFP)

Thành phố Jerusalem về đêm nhìn từ đỉnh núi Olives. Từ trên đỉnh Olives có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh khu thành cổ Jerusalem. (Ảnh: Reuters)

Jerusalem được xem là vùng đất giao thoa của nhiều giá trị tôn giáo với số dân chưa đến 1 triệu người. Trong ảnh: Một cửa hàng buôn đồ cổ tại Jerusalem. (Ảnh: Reuters)

Do lịch sử lâu đời và gắn liền với sự linh thiêng của các tôn giáo nên Jerusalem cũng là nơi diễn ra các cuộc xung đột và tranh chấp từ nhiều năm nay, đặc biệt là giữa Israel và Palestine. Trong ảnh: Binh sĩ Israel tuần tra một khu vực ở Jerusalem. (Ảnh: Reuters)

Israel đã chiếm Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh năm 1967 và tuyên bố Jerusalem là thủ đô không thể chia tách của nước này. Trong khi đó, người Palestine cũng muốn coi Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước trong tương lai. Trong ảnh: Một người đàn ông đứng ở khu vực Núi Đền tại Jerusalem. (Ảnh: Sputnik)

Suốt nửa thế kỷ qua, cuộc xung đột giữa Israel và cộng đồng các nước Ả-rập láng giềng đã trở thành “thùng thuốc súng” ở Trung Đông. Liên Hợp Quốc và nhiều nước, trong đó có Mỹ, đã vào cuộc để dàn xếp thỏa thuận giữa Israel và Palestine, song đều không đạt được kết quả. Trong ảnh: Người Palestine đi bộ tại Jerusalem. (Ảnh: AFP)

Theo Dantri

Vì sao Jerusalem được coi là vùng đất linh thiêng?

Tranh chấp giữa Israel và Palestine về chủ quyền đối với Jerusalem đã kéo dài nhiều thập niên qua và vùng đất này cũng là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong xung đột giữa Israel và các nước Arab. Đâu là lý do khiến Jerusalem trở thành vùng đất thánh quan trọng như vậy?

Núi Đền – một địa điểm linh thiêng tại Jerusalem (Ảnh Google)

Jerusalem nằm ở phía đông thành phố Tel Aviv, Israel và là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Khác với những thành phố hiện đại, nhộn nhịp tại Israel, Jerusalem được coi là ngã ba gặp gỡ của các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và đạo Do Thái giáo. Ngay bản thân cái tên Jerusalem cũng là sự cộng hưởng của tên gọi 3 chính đạo lớn nêu trên.

Thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Jerusalem đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, với hai lần bị tàn phá, hàng chục lần bị vây hãm, tấn công, xâm chiếm và tái thiết. Người ta nói trong mỗi lớp đất của Jerusalem đều ẩn chứa những phần khác nhau của lịch sử.

Khi nhắc tới Jerusalem, đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay tới sự chia rẽ và xung đột giữa những con người theo những tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết rằng họ rất đoàn kết khi cùng dành sự kính trọng đối với vùng đất thánh này.

Ở trung tâm Jerusalem là Khu phố Cổ, một mê cung những con ngõ nhỏ với những nét kiến trúc cổ lâu đời. Trong thành có 4 khu vực gọi là 4 quảng trường: khu Người Do Thái, khu Thiên chúa giáo, khu Hồi giáo, và Khu người Armenia được bao bọc bởi những bức tường đá.

Nhà thờ Thiên chúa giáo

Nhà thờ Mộ Chúa Jesus ở Jerusalem (Ảnh: Wiki)

Trong khu vực Thiên chúa giáo có nhà thờ Mộ Chúa Jesus, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất thế giới. Đây là nơi mọi tín đồ Thiên chúa giáo trên thế giới đều hướng về. Theo kinh Tân Ước, Jerusalem chính là nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá. Nơi đây được tôn sùng là đồi Golgotha hay đồi Calvary, là nơi Chúa Giê-su được mai táng và cũng là nơi Chúa được phục sinh trong 3 ngày.

Hiện nhà thờ này nằm dưới sự quản lý chung bởi đại diện của các nhánh trong Thiên Chúa giáo, bao gồm Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem, Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cổ Đông phương và Giáo hội Công giáo Roma.

Hàng năm, hàng triệu tín đồ Thiên Chúa giáo hành hương về Jerusalem để thăm nhà thờ Mộ Chúa Giê-su và cầu nguyện.

Nhà thờ Hồi giáo

Đền thờ Mái vòm Dome of Rock (Ảnh: Biblewalks)

Quảng trường Hồi giáo là khu vực lớn nhất trong 4 quảng trường tại Jerusalem. Nơi đây có đền thờ Mái vòm Dome of Rock và nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa. Đây là nhà thờ Hồi giáo linh thiêng thứ ba và nằm dưới sự quản lý của Waqf – cơ quan thẩm quyền Hồi giáo của Jordan, quản lý các hoạt động tôn giáo tại Jerusalem.

Các tín đồ Hồi giáo tin rằng nhà tiên tri Muhammad đã đi từ thánh địa Mecca tới đây và cầu nguyện cho những linh hồn của tất cả những nhà tiên tri. Cách đó không xa, đền thờ Mái vòm Dome of Rock được cho là nơi nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiêng đàng trên con ngựa có cánh.

Các tín đồ Hồi giáo thường tới thăm Jerusalem quanh năm, nhưng tháng lễ Ramadan là thời điểm mà hàng trăm nghìn tín đồ Hồi giáo đổ về đây cầu nguyện.

Bức tường phía Tây

Bức tường phía Tây (Ảnh: Getty)

Quảng trường Do Thái nổi tiếng với Bức tường phía Tây hay còn gọi là “Bức tường Than khóc”, là nơi linh thiêng của người Do Thái. Đây là phần còn lại của bức tường cổ bao quanh đền thờ Do Thái, nằm ở phía tây Núi Đền (Temple Mount) ở thành phố cổ Jerusalem. Trong đền này là điện thờ – nơi linh thiêng nhất đối với các tín đồ Do Thái.

Người ta tin rằng nếu viết một lời cầu nguyện trên mảnh giấy và đặt mảnh giấy trong khe nào đó của bức tường thì lời cầu nguyện sẽ thành hiện thực. Các tín đồ Do Thái thì tin rằng đây là nơi Abraham vâng theo lệnh của Thiên Chúa, dâng con trai mình là Isaac làm sinh tế.

Hàng năm Bức tường phía Tây đón hàng triệu khách tham quan. Tín đồ Do Thái từ khắp nơi trên thế giới về đây để cầu nguyện và kết nối với một phần di sản của họ.

Theo dantri

7 nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới

Những nhà máy lớn nhất thế giới có diện tích hàng triệu m2, sản xuất từ pin, đồ lót, ôtô tới máy bay.

Nhà máy Volkswagen, Wolfsburg, Đức

Nhà máy Volkswagen, Wolfsburg, Đức

Nhà máy sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới có diện tích 6,5 triệu m2 nằm ở Wolsburg, Đức, cho ra đời 3.800 chiếc xe Volkswagen mỗi ngày, tương đương khoảng 815.000 xe mỗi năm, theo Popular Mechanics. Chỉ riêng các hội trường trong nhà máy đã chiếm diện tích sàn lên tới 2,6 km2, đủ để chứa cả Monaco. Nhà máy Volkwagen bắt đầu hoạt động từ năm 1945. Ngoài 4 dây chuyền sản xuất xe hơi,  nhà máy còn sản xuất mọi thứ từ công cụ, sản phẩm nhựa đến các loại sơn.

Nhà máy Hyundai Motor, Ulsan, Hàn Quốc

Nhà máy Hyundai Motor, Ulsan, Hàn Quốc

Khởi đầu với 5 tòa nhà sản xuất 14 mẫu xe Huyndai khác nhau cùng với động cơ và hệ thống truyền động, nhà máy Ulsan rộng 5 triệu m2 ở Hàn Quốc chỉ mất 12 giây để cho ra đời một mẫu xe. Khánh thành năm 1968 và liên tục mở rộng từ đó tới nay, nhà máy tập trung 34.000 nhân viên, một số sinh hoạt trong khu ký túc xá tại chỗ. Cơ sở sản xuất này cũng có nhà máy xử lý chất thải riêng và bến cảng cho tàu chở hàng.

Nhà máy Tesla Gigafactory, Nevada, Mỹ

Nhà máy Tesla Gigafactory, Nevada, Mỹ

Bên cạnh cơ sở sản xuất xe rộng 0,5 triệu m2 ở Fremont, California, Tesla còn đưa vào hoạt động nhà máy mới Gigafactory ở Sparks, Nevada, bắt đầu sản xuất pin từ ngày 4/1/2017. Năm 2018, nhà máy này sẽ đạt diện tích 1,2 triệu m2 nhằm đáp ứng quy mô sản xuất.

vne-plant-4-9078-1483674003

Nhà máy Boeing, Washington, Mỹ

ơ sở sản xuất rộng 0,4 triệu m2 của Boeing ở Everett, Washington, tòa nhà lớn nhất thế giới xét về thể tích, là nơi cho ra đời các mẫu máy bay 747, 767, 777 và 787. Ngoài một bảo tàng, nhà hát, 19 nhà hàng và cửa hàng, cơ sở xây từ năm 1966 này còn có 3,7 km đường hầm dành cho người đi bộ bên dưới nền nhà máy, đường sắt riêng, hơn 1.000 xe đạp dùng để di chuyển xung quanh khuôn viên và bức tường bao lớn nhất thế giới.

Nhà máy lắp ráp Belvidere, Illinois, Mỹ

Nhà máy lắp ráp Belvidere, Illinois, Mỹ

Nhà máy lắp ráp Belvidere thuộc sở hữu của tập đoàn Chrysler. Xây dựng năm 1965, cơ sở rộng 0,3 triệu m2 này đảm nhiệm lắp ráp các mẫu xe Jeep Compass, Jeep Patriot và Dodge Dart với khoảng 780 robot và hệ thống nhà xưởng rộng hơn 113 hecta.

Nhà máy Jean-Luc Legardére, Pháp

Nhà máy Jean-Luc Legardére, Pháp

Nằm ở Toulouse-Blagnac, Pháp, nhà máy Jean-Luc Legardére lắp ráp các bộ phận của máy bay Airbus A380. Nhà máy siêu lớn 0,12 triệu m2 này cũng là nơi thử nghiệm sản phẩm trước khi xuất xưởng.

Nhà máy Lauma Fabrics, Latvia

Nhà máy Lauma Fabrics, Latvia

Với diện tích 0,11 triệu hecta, nhà máy Lauma Fabrics ở Latvia chuyên sản xuất các loại ren, ruy-băng và vải may đồ lót. Bắt đầu xây dựng vào năm 1965, mặt sàn xưởng sản xuất của nhà máy dài 225 m nhưng lại rộng tới 488 m.

Theo vnexpress

8 điều ít biết về Bồ Đào Nha

Là quốc gia đầu tiên ở châu Âu uống trà, nơi khai sinh ra món tempura hay có nhà ga đẹp nhất thế giới là những điều không phải du khách nào cũng biết về Bồ Đào Nha.

Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên ở châu Âu uống trà, bắt đầu từ năm 1560, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu loại đồ uống này tới các địa điểm khác trên tuyến đường thương mại của mình suốt thế kỷ 16. Ảnh: Shutterstock.

Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên ở châu Âu uống trà, bắt đầu từ năm 1560, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu loại đồ uống này tới các địa điểm khác trên tuyến đường thương mại của mình suốt thế kỷ 16. Ảnh: Shutterstock.

2-1487651576_660x0

Nhiều người nghĩ tempura (rau củ/hải sản chiên xù) có nguồn gốc từ châu Á, nhưng sự thực phương pháp nấu ăn này đến từ Bồ Đào Nha. “Tempura” xuất phát từ “temperar”, theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “để nấu ăn”. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy món đậu xanh nhúng bột, chiên giòn tại các nhà hàng trên toàn quốc. Ảnh: Wiki Commons.

3-1487651576_660x0

Đây là quốc gia lâu đời nhất châu Âu, duy trì biên giới từ năm 1139. Thủ đô Lisbon thậm chí còn ra đời trước thủ đô Roma của Italy 4 thế kỷ. Ảnh: iStock.

4-1487651576_660x0

Bertrand, hiệu sách lâu đời nhất thế giới ra đời năm 1732 nằm tại khu phố Bairro Alto của Lisbon. Cửa tiệm đã bị phá huỷ trong một trận động đất vào năm 1755, nhưng sau đó được tu sửa tại chính vị trí này năm 1773. Ảnh: Yelp.

5-1487651577_660x0

Sintra, thị trấn nhỏ cách thủ đô Lisbon 30 phút lái xe là nơi khơi nguồn cảm hứng cho các câu chuyện cổ tích của Hans Christian Andersen. Với những cung đường quanh co lộng gió, các toà lâu đài rực rỡ sắc màu và khí hậu ôn hoà, mát mẻ, Sintra là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Bồ Đào Nha. Ảnh: Flickr.

6-1487651577_660x0

Vào đêm 23/6, người dân Bồ Đào Nha sẽ đổ ra đường để ăn mừng lễ hội Sao Joao. Theo đó, mọi người ném những chiếc búa nhựa hoặc vòng hoa kết bằng tỏi vào người mình yêu thích. Ảnh: Sean Gallup

7-1487651577_660x0

Nhà ga São Bento được nhiều du khách bình chọn là đẹp nhất thế giới. Nơi đây từng là tu viện Benedictine, xây dựng vào thế kỷ 16 nhưng sụp đổ trong một đám cháy vào năm 1783. Sau này, nó được tu sửa lại và được vua Carlos chuyển thành một phần trong hệ thống đường sắt của Bồ Đào Nha. Ảnh: Flickr.

8-1487651578_660x0

Nazare, Bồ Đào Nha là nơi ghi nhận kỷ lục người “cưỡi” con sóng lớn nhất thế giới của vận động viên lướt ván Garrett McNamara, tháng 11/2011. Ảnh: BBC.

Theo vnexpress