ĐỊA LÝ VÀ CUỘC SỐNG

Có thể khoan xuyên qua Trái Đất không? Mỹ và Liên Xô đã thử!

Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Con người không chỉ có ước mơ về không gian mà còn có ước mơ khám phá lòng đất, cấu tạo bên trong của Trái Đất. Nếu muốn xác định độ sâu của Trái Đất, đơn giản nhất là cứ khoan xuống cho đến khi nó xuyên qua Trái Đất.

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã đưa con người ra ngoài vũ trụ thành công và thậm chí phóng tàu Voyager để khám phá các nền văn minh bên ngoài, nhưng chúng ta chưa thể làm điều đơn giản như khoan một lỗ xuyên Trái Đất. Tại sao lại như vậy?

Vấn đề khoan một lỗ trên trái đất nói thì đơn giản nhưng Hoa Kỳ và Liên Xô đã chứng minh bằng những hành động thực tế rằng khoan qua trái đất là điều không thể.

Trong thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc đề xuất xâm nhập vào lớp Moho (lớp ngăn giữa vỏ và lớp Manti của Trái Đất) hay còn được gọi là “Dự án Moho”. Kế hoạch này lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1952 và được thông qua vào năm 1958.

Năm 1961, Hoa Kỳ bắt đầu khoan 5 giếng nước ở độ sâu 3558 mét ngoài khơi Guadeloupe, Mexico, giếng lớn nhất có đường kính 183 mét. Lợi thế của việc khoan qua đáy đại dương là vỏ Trái Đất ở đó mỏng hơn, nhưng lại có bất lợi là nơi vỏ Trái Đất mỏng nhất cũng là nơi đại dương sâu nhất.

Tuy nhiên, trong vòng vài năm, dự án này gần như bị dừng hoạt động vì số tiền đầu tư quá lớn nhưng không đem lại kết quả.

Trong cuộc đua vào tâm Trái Đất, Liên Xô cũ cũng hưởng ứng ý tưởng khoan lỗ trên trái đất. Năm 1970, Liên Xô bắt đầu kế hoạch khoan trên bán đảo Kola với chi phí siêu khủng. Tuy nhiên, hố khoan Kola không thể xuyên qua lớp ngăn Moho và bị dừng lại do nhiều lý do.

Đầu tiên là vấn đề về kinh phí, mặc dù việc tạo lỗ trên bề mặt trái đất khá dễ, đất trên bề mặt trái đất tương đối mềm nên rất dễ đào lỗ. Càng xuống dưới, lớp đất đá càng cứng. Khi Liên Xô khoan lỗ Kola, mũi khoan thường bị hỏng và thay thế liên tục.

Hơn nữa, càng xuống sâu lòng đất, nhiệt độ càng cao, ở độ sâu khoảng 10.000 mét, nhiệt độ bên trong hố sâu lên tới 300-400°C, cần phải có những mũi khoan đặc biệt để đào. Các mũi khoan đặc biệt này rất tốn kém và việc thay thế các mũi khoan thường xuyên cũng làm tăng chi phí.

Ngoài ra, mũi khoan vẫn cần phải thay đổi vài phút một lần, và độ sâu 10.000 mét khiến việc thay đổi mũi khoan qua lại mất rất nhiều thời gian.

Năm 1992, hố khoan Kola đã dừng lại do nhiệt độ trong hố cao gấp đôi so với dự kiến. Ngoài ra, sau khi Liên Xô cũ tan rã, dự án thiếu hỗ trợ tài chính nên đã phải đóng cửa, độ sâu cuối cùng của hố Kola vẫn ở mức 12.262 mét.

Nếu chúng ta coi bên trong Trái Đất như một quả trứng, thì độ sâu 12.262 mét tương đương với lớp vỏ trứng chưa được khoan qua, do đó bạn có thể hình dung được độ khó xuyên qua Trái Đất như thế nào.

Hậu quả của việc đâm xuyên trái đất nghiêm trọng như thế nào?

Thực tế, Trái Đất không thể bị xuyên thủng. Bên trong và trên bề mặt trái đất có các kênh tạo nên núi lửa. Chúng ta biết rằng ở giữa Trái Đất là lớp lõi.

Dù nhiệt độ rất cao nhưng do áp suất cực lớn nên lớp lõi được nén thành một lõi rắn. Lớp Manti bên ngoài lớp lõi mặc dù áp suất cũng rất mạnh nhưng không lớn bằng tâm Trái Đất, đồng thời nhiệt độ cao nên vật chất ở đây đều bị nung chảy, vì vậy lớp Manti ở dạng chất lỏng nhớt.

Nếu có các vết nứt trên mảng Trái Đất, lớp Manti sẽ được giải phóng dọc theo các vết nứt, và hình thành các vụ phun trào núi lửa. Nếu vật chất ở các lớp sâu của lớp Manti bị đẩy ra bề mặt trái đất, nó sẽ hình thành sự kiện siêu chùm.

Nếu một ngày nào đó, con người có thể khoan xuyên qua Trái Đất, áp suất bên trong Trái Đất sẽ tăng theo kênh dẫn lên bề mặt Trái Đất, gây ra mối đe dọa cho nhân loại giống như một vụ phun trào núi lửa.

Sau khi phun trào, magma sẽ lưu lại bên trong đường đi của núi lửa, chặn đường đi ban đầu. Lối đi sẽ không được mở lại cho đến khi núi lửa phun trào tiếp theo.

Những vụ phun trào núi lửa lớn sẽ đẩy một lượng lớn tro núi lửa vào không khí, chặn tia nắng mặt trời, khiến nhiệt độ trái đất giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời gây ra khủng hoảng năng lượng trong chuỗi sinh thái.

Sau một khoảng thời gian, hàm lượng carbon dioxide trong núi lửa phun trào sẽ chiếm ưu thế khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên, chuỗi sinh thái của Trái Đất sẽ trở nên vô cùng mong manh và dẫn đến một số lượng lớn các vụ tuyệt chủng sinh vật. Do đó, khoan sâu xuyên qua Trái Đất chắc chắn không có kết quả tốt.

Tất nhiên, từ quan điểm thực tế, chúng ta không có khả năng xuyên qua Trái Đất, điều này là do vật chất bên trong Trái Đất rất dày và nhiệt độ cao nên nó có thể làm nóng chảy hầu hết mọi kim loại, do đó chúng ta chỉ đơn giản là không có công cụ thích hợp để xâm nhập lòng Trái Đất.

<p value="<amp-fit-text layout="fixed-height" min-font-size="6" max-font-size="72" height="80"><em>Theo Sohu</em>Theo Sohu

Trái Đất ngày càng quay chậm hơn, và sẽ ngừng quay trong 63 triệu năm nữa, con người nên làm gì?

Tốc độ của Trái Đất không phải một hằng số mà nó đang quay chậm dần. Các nhà khoa học ước tính trong 63 triệu năm nữa, Trái Đất sẽ ngừng quay.

Các nhà khoa học đã tính toán rằng tốc độ quay của Trái Đất ngày càng chậm, trung bình chậm hơn nửa giây mỗi năm và 0,0015 giây mỗi ngày. Vì vậy, mỗi ngày của chúng ta không phải là hằng số 24 giờ nữa, cái gọi là “24 giờ một ngày” cũng là một ước tính gần đúng.

Trong 40 năm qua, Trái Đất quay chậm lại khoảng 25 giây, trung bình 0,6 giây mỗi năm, Điều này cũng khẳng định kết luận rằng mặt trăng di chuyển khỏi trái đất với tốc độ 3,8 cm mỗi năm là đúng. Do vòng quay của Trái Đất dần chậm lại, lực hút với Mặt Trăng ngày càng nhỏ và khiến cho Mặt Trăng ngày càng di chuyển ra xa chúng ta.

Tại sao Trái Đất quay ngày càng chậm? Các nhà khoa học cho rằng nguyên ngân là do thể tích của Trái Đất đang tăng dần do sự giãn nở, và bán kính của Trái Đất cũng ngày càng tăng dần.

Thông qua nghiên cứu khoa học, các nhà địa chất và cổ sinh vật học đã phát hiện ra rằng vào cuối kỷ Ordovic cách đây 440 triệu năm, một năm của Trái Đất có 412 ngày.

Hai nghìn năm sau, trong kỷ Silur cách đây 420 triệu năm, một năm của Trái Đất chỉ còn 400 ngày, vào kỷ Devon cách đây 370 triệu năm, Trái Đất có 398 ngày trong một năm, và kỷ Phấn Trắng cách đây 65 triệu năm, Trái Đất chỉ còn 376 ngày một năm.

Bây giờ, chúng ta có 365,25 ngày một năm, với tốc độ này, sau hơn 60 triệu năm, một ngày của Trái Đất sẽ bằng 0, tức là nó sẽ không quay nữa.

Điều đáng sợ là tốc độ quay của Trái Đất trong một năm không giống nhau. Các nhà khoa học sử dụng đồng hồ thạch anh để quan sát chuyển động tương đối giữa Mặt Trời và Trái Đất thì nhận thấy Trái Đất quay chậm vào mùa xuân và nhanh vào mùa thu. Vòng quay của Trái Đất di chuyển với tốc độ không đồng đều.

Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip có hai tiêu điểm cách nhau khoảng 5 triệu km. Đường Hoàng đạo có độ dài khoảng 943.040.000km. Điểm cận nhật là điểm Trái đất gần Mặt trời nhất (cách 147 triệu km) vào ngày 3 hoặc 4 tháng 1.

Điểm viễn nhật (cách 152 triệu km), vào ngày 4 hoặc 5 tháng 7 hàng năm. Khi di chuyển từ điểm viễn nhật đến điểm cận nhật, tốc độ dần dần tăng lên. Ngược lại, nó chuyển từ điểm cận nhật sang điểm cận nhật thì tốc độ chậm dần.

Khi Trái Đất mới được sinh ra, nó chỉ mất 6 giờ một ngày, tức là nó quay một lần trong 6 giờ. Vì Trái Đất giảm dần tốc độ, một ngày của chúng ta đã trở thành 24 giờ.

Sau một vài năm, ngày của Trái Đất sẽ trở thành con số 0. Khi đó, mặt hướng về phía Mặt Trời sẽ nắng như thiêu đốt, nóng nực khó chịu, mặt còn lại sẽ vô cùng lạnh lẽo và tối tăm.

Đừng coi thường sự quay của Trái Đất, bởi vì Trái Đất quay thì mới có ngày và đêm, và nhiệt độ sẽ không quá nóng hoặc quá lạnh. Một khi Trái Đất ngừng quay, đó sẽ là một thảm kịch.

Theo NetEase

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có Mặt trăng?

Mặt trăng là một trong những thứ mà con người cho là đương nhiên, nó luôn ở đó và có thể sẽ ở đó trong hàng triệu năm tới. Chúng ta đã quá quen với việc nhìn lên bầu trời đêm và nhìn thấy vệ tinh của Trái đất, nhưng hãy cùng tưởng tượng hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu không có Mặt trăng?

Mặt trăng là vật thể gần nhất, lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm của chúng ta. Và Mặt trăng chỉ nhỏ hơn Trái đất 3,7 lần.

Theo NASA, Mặt trăng có khả năng được hình thành sau khi một thiên thể có kích thước bằng sao Hỏa va chạm với hành tinh của chúng ta. Nhưng thế giới sẽ ra sao nếu điều đó chưa bao giờ xảy ra?

Thủy triều sẽ nhỏ hơn

Thủy triều sẽ nhỏ hơn đáng kể về biên độ nếu không có lực hấp dẫn của Mặt trăng. Người ta ước tính rằng không có Mặt trăng, thủy triều sẽ chỉ lớn bằng 40% so với thủy triều trung bình mà chúng ta có hiện nay.

Thủy triều sẽ được điều khiển bởi Mặt trời

Nếu không có lực hấp dẫn của Mặt trăng, thủy triều sẽ đi theo Mặt trời, điều này có nghĩa là thủy triều cao và thấp sẽ ở cùng một thời điểm mỗi ngày.

Trục của Trái đất sẽ thay đổi

Mặt trăng giữ cho hành tinh của chúng ta ổn định phần nào, nếu không có nó, Trái đất sẽ chao đảo với lực hút của mặt trời. Trục quay của Trái đất sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự vắng mặt của Mặt trăng. Với các mũ vùng cực không ổn định, khí hậu của chúng ta có khả năng bị thay đổi lớn.

Trời đêm sẽ chỉ có màu đen

Không có Mặt trăng, bầu trời sẽ tối hơn nhiều vào ban đêm. Sao Kim là vật thể sáng nhất tiếp theo trên bầu trời, nhưng chỉ sáng bằng 1/14.000 Mặt trăng tròn.

Hành tinh sẽ quay nhanh hơn

Không có Mặt trăng, Trái đất sẽ quay nhanh hơn, có nghĩa là ngày sẽ ngắn hơn. Nếu Mặt trăng chưa từng tồn tại, thì ngày sẽ dài khoảng 6 đến 8 giờ.

Sẽ không có nhật thực

Nhật thực và nguyệt thực sẽ không còn tồn tại, vì sẽ không có khối lượng giữa Trái đất và Mặt trời. Chúng ta sẽ phải đợi sự di chuyển của Sao Kim để có thể nhìn thấy một nhật thực nhỏ. Lần cuối cùng nhật thực xảy ra vào năm 2012, nhưng nó sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2117.

Sự tiến hóa của các loài sinh vật sẽ thay đổi

Nếu không có ánh trăng, nhiều loài động vật sống về đêm sẽ phải vật lộn để định hướng vào ban đêm. Các loài vật sẽ phải thích nghi và phát triển đôi mắt to và nhạy hơn.

Sự sinh sản của động vật thủy sinh

Một số động vật sống dưới nước dựa vào chu kỳ Mặt trăng để sinh sản, sự vắng mặt của Mặt trăng sẽ ảnh hưởng lớn đến những loài động vật này. Ví dụ, chu kỳ sinh sản của Grunion phù hợp với nhịp điệu Mặt trăng.

Mực nước của các đại dương sẽ thay đổi

Nếu không có lực hấp dẫn của Mặt trăng, mực nước sẽ thay đổi trên toàn cầu. Nước đại dương ở khu vực xích đạo sẽ di chuyển về phía các cực, làm thay đổi đáng kể khí hậu của hành tinh.

Người đầu tiên lên Mặt trăng

Neil Armstrong đã bước vào lịch sử ngày 20/7/1969 khi để lại dấu chân người đầu tiên trên bề mặt Mặt trăng. Nếu không có Mặt trăng, những khoảnh khắc như thế này sẽ không bao giờ là một phần trong lịch sử của chúng ta.

<p value="<amp-fit-text layout="fixed-height" min-font-size="6" max-font-size="72" height="80">Theo Stars InsiderTheo Stars Insider

Hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời lộ diện

Những hình ảnh rõ ràng cho thấy hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời dài gấp gần 10 lần và sâu gấp ba lần Grand Canyon của Trái Đất.

Hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời lộ diện

Valles Marineris, hệ thống núi sâu khổng lồ dài khoảng 4.000 km chạy dọc theo đường xích đạo của sao Hỏa, kéo dài gần một phần chu vi của hành tinh này.

Vết nứt từ trong nền đáy của sao Hỏa dài gần gấp 10 lần hẻm núi Grand Canyon của Trái Đất, và sâu hơn 3 lần. Đây là hẻm núi lớn nhất trong hệ mặt trời. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Arizona, Tucson, Mỹ đây cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất.

Các nhà khoa học tại Đại học Arizona đã sử dụng máy ảnh có độ phân giải cực cao gọi là HiRISE trên tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa để chụp cận cảnh những đặc điểm kỳ lạ nhất của hành tinh đỏ kể từ năm 2006.

Tuy nhiên, dù có ghi được rất nhiều hình ảnh thực sự ngoạn mục về Valles Marineris, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về cách hình thành phức tạp của hẻm núi khổng lồ.

Grand Canyon hay Hẻm núi lớn là một khe núi dốc được tạo ra bởi sông Colorado ở tiểu bang Arizona của Mỹ. Hẻm núi sâu 1.829 mét và dài khoảng 445,8 km.

Không giống như Grand Canyon của Trái đất, Valles Marineris không tạo ra từ những dòng nước chảy xiết hàng tỷ năm. Hành tinh đỏ quá nóng và khô để một con sông lớn tồn tại có thể cắt xuyên qua lớp vỏ. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA có bằng chứng cho thấy nước chảy lâu năm có thể đào sâu một số hẻm núi cách đây hàng trăm triệu năm.

Theo Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, phần lớn hẻm núi có thể đã nứt mở từ hàng tỷ năm trước khi một nhóm siêu núi lửa gần đó gọi là vùng Tharsis lần đầu tiên phun trào trên sao Hỏa.

Khi mắc-ma sủi bọt bên dưới những ngọn núi lửa ‘quái vật’ này, lớp vỏ của hành tinh dễ dàng bị kéo căng ra, xé toạc và cuối cùng sụp đổ thành các rãnh và thung lũng tạo ra Valles Marineris ngày nay.

Bằng chứng cho thấy những vụ lở đất sau đó, các dòng chảy mắc-ma và thậm chí là một số con sông cổ có lẽ đã góp phần vào sự xói mòn của hẻm núi trong những năm sau. Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích sâu hơn về những bức ảnh có độ phân giải cao để giúp giải đáp câu hỏi nguồn gốc của hẻm núi lớn nhất hệ mặt trời. tốc ở Texas.

Khối băng lớn thứ 2 thế giới tan chảy, ‘hẹn giờ’ Đại Hồng thủy chết chóc

Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên 7 mét vào năm 3000. Và nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu. Khối lượng băng khổng lồ tương đương với 27 tỷ chiếc Boeing 747 đã … Tiếp tục đọc

Tại sao lại có những trận mưa vừa to vừa dai dẳng như ở TP. HCM những ngày qua? Hãy xem câu trả lời từ khoa học

Mưa cũng có mưa “this và that”. Có những trận mưa yên bình đến lạ, và có những cơn mưa giống như thể toàn bộ bầu trời đổ sụp xuống vậy. Những trận mưa quả thực có thể mang đến nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cơn mưa nhẹ nhàng, êm ái, mang đến … Tiếp tục đọc

Ổ bão dữ dội bậc nhất hành tinh xuất hiện dự báo đáng sợ cuối năm 2020: Đó là gì?

Mùa bão 2020 tại ổ bão này diễn biến rất phức tạp… Khám phá khảo cổ kinh ngạc tại hang cao 2.700m: Nhà khoa học phải viết lại lịch sử tồn tại trăm năm   Cực Bắc Trái Đất đối mặt thảm họa khổng lồ: Hậu quả lan rộng khắp hành tinh   5 khám … Tiếp tục đọc