ĐỊA LÝ VÀ CUỘC SỐNG

Category Archives: Lâm Đồng

Lâm Đồng: “Thiên đường” của những thắng cảnh thần tiên

Lâm Đồng nằm ở độ cao trung bình 1500m so với mực nước biển. Cho dù bạn là người thích khám phá, chinh phục thiên nhiên hay đang kiếm tìm một địa điểm nghỉ dưỡng, nơi đây cũng có những thắng cảnh tuyệt đẹp, sẵn sàng chiều lòng mọi du khách.

1. Đèo Bắc Bình

Đèo Bắc Bình là một trong ba con đèo nối Lâm Đồng với Bình Thuận, thuộc địa phận hai huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) và Bắc Bình (Bình Thuận).

Toàn cảnh đèo Bắc Bình.

Toàn cảnh đèo Bắc Bình.

Con đèo quanh co, uốn lượn liên tục với nhiều khúc cua gấp, cua tay áo, tuy nhiên, cảnh vật hai bên rất hùng vĩ, núi non trùng điệp, giống như một Tây Bắc thu nhỏ. Vào những ngày đẹp trời, từ trên đèo, bạn có thể nhìn thấy cả biển Phan Thiết.

photo-2-1478912917117

Thử một mình thả đèo vào một buổi sáng nắng đẹp, gió lộng bên tai, cảm giác cứ như đang bay trên những ngọn núi và chỉ cần đưa tay ra là chạm đến trời.

2. Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách Thành phố Đà Lạt 50km. Đây là 1 trong 5 Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và được xem là bảo tàng thiên nhiên sống với nhiều hệ động thực vật phong phú đa dạng.

photo-3-1478912917126

Đến với Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, bạn không chỉ được trải nghiệm cuộc sống ở núi rừng cao nguyên, mà còn được tự mình chinh phục đỉnh Bidoup cao 2.287m – đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà” Tây Nguyên.

Nắng sớm ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Nắng sớm ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Bidoup được thiên nhiên ban tặng cho núi non hùng vĩ với nhiều cảnh sông suối thác nước ngoạn mục, hệ sinh thái đa dạng, nhiều sinh cảnh đặc trưng. Muốn chinh phục “nóc nhà” Tây Nguyên, bạn phải cần tới thời gian 2 ngày 1 đêm.

Đỉnh núi Bidoup, cao 2.287m, cao nhất cao nguyên Lâm Viên.

Đỉnh núi Bidoup, cao 2.287m, cao nhất cao nguyên Lâm Viên.

Không chỉ có núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, khám phá Bidoup còn là một hành trình đẹp bởi những cung đường mây phủ, những cánh rừng thông, rừng tre trùng điệp. Ngắm nhìn cây Pơ-mu đại thụ (hơn 1300 tuổi), thưởng thức tiếng chim kêu và tận hưởng những bữa ăn ngon giữa đại ngàn sẽ làm nên một chuyến đi vô cùng đáng nhớ.

3. Thành phố Bảo Lộc

Nhắc tới Lâm Đồng, mọi người sẽ nghĩ ngay đến thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Nhưng ít ai biết rằng, cách đó khoảng 100 km, có một thành phố mang vẻ đẹp trầm mặc, mộc mạc hơn. Bảo Lộc mang đến cho du khách một cảm giác yên tĩnh và sâu lắng đến kì lạ.

Đồi chè Tâm Châu

Được mệnh danh là thành phố chè, Bảo Lộc là nơi có diện tích trồng chè lớn nhất tại Lâm Đồng, cũng là nơi có diện tích trồng chè lớn nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ. Chè B’lao (tên cũ của Bảo Lộc) không có vị đắng như chè Bắc, vị chát nhiều hơn, ngọt hậu và rất thơm.

Đồi chè Tâm Châu

Đồi chè Tâm Châu

Nếu có thể, bạn hãy dậy thật sớm và đến đây khi trời hẵng còn mù sương, ngắm nhìn những giọt sương còn đọng trên lá, thả bộ trên những con đường đất quanh hồ, và thưởng thức ly chè thơm nóng hổi trên tay.

Thác Dam B’ri

Cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 18km, Dam B’ri là thác nước cao và hùng vĩ nhất Lâm Đồng. Từ độ cao này, nước đổ xuống tung bọt trắng xóa, tạo thành một lớp sương mờ ảo. Cũng chính vì thế, vào những ngày có nắng, du khách luôn được chiêm ngưỡng cầu vồng tuyệt đẹp ngay dưới chân mình.

Thác Đambri vừa hùng vĩ, vừa dịu dàng

Thác Đambri vừa hùng vĩ, vừa dịu dàng

Dưới chân thác có một cây cầu nhỏ nối hai bờ, quanh năm bám rêu xanh, tạo vẻ lãng mạn nên thơ rất cổ kính khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Cảnh sắc thần tiên làm say lòng du khách.

Tu viện Bát Nhã

Nhắc đến Bảo Lộc, không thể không nhắc đến tu viện Bát Nhã. Chỉ riêng cái tên thôi đã gợi lên một vẻ thanh tao. Là chốn du lịch tâm linh, Bát Nhã mang không khí yên bình trầm mặc với những gian thờ ẩn mình trong rừng thông xanh mát.

Một gian nhà nằm giữa rừng thông.

Một gian nhà nằm giữa rừng thông.

Đến đây, du khách có thể tham quan, lễ Phật và nghỉ lại qua đêm trong những gian nhà khách sạch sẽ. Nước sử dụng trong tu viện được lấy từ những con suối trong rừng, quanh năm luôn dồi dào và mát lạnh.

4. Thác 7 tầng Tà Ngào

Thác Tà Ngào thuộc địa phận xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Tuy có sự đầu tư khai thác nhưng nơi này vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên.

photo-9-1478912917155

Muốn xuống thác, bạn phải đi bộ quãng đường 1 km. Và muốn qua cả 7 tầng thác, chỉ có cách duy nhất là lội dọc con suối chảy trên những hốc đá lớn. Những ngày mùa khô, dòng nước hiền hòa bao nhiêu thì đến mùa mưa, suối cuồn cuộn chảy xiết bấy nhiêu. Đó chính là lý do bạn nên chọn đi vào mùa khô để hành trình khám phá thác Tà Ngào được trọn vẹn.

Khi đến thác Tà Ngào, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp hùng vĩ ẩn mình giữa đại ngàn. Cảnh quan hoang sơ tuyệt diệu khiến bất cứ ai cũng ngẩn ngơ sững sờ.

Trượt thác là trải nghiệm được nhiều bạn trẻ yêu thích

Trượt thác là trải nghiệm được nhiều bạn trẻ yêu thích

Thú vị nhất là trò chơi trượt thác. Bạn sẽ được lao băng băng trên lớp đá đen trơn trợt để thả mình rơi tự do vào hồ nước bên dưới. Với tốc độ cực lớn, trượt thác Tà Ngào quả là hành trình nghẹt thở, đầy ly kỳ, mới lạ và thú vị.

5. Ẩm thực

Lâm Đồng có nhiều loại đặc sản nằm trong top đặc sản nổi tiếng và giá trị tại Việt Nam.

Atisô

Atisô là loại rau thực vật và cũng là một loại dược thảo có công dụng chữa nhiều bệnh như gan, mất ngủ, háo nhiệt… nhưng không phải vùng nào cũng trồng được atisô. Chính vì vậy, atisô đã trở thành một trong những món hàng tiêu thụ mạnh nhất ở Lâm Đồng.

photo-11-1478912917160

photo-12-1478912917151

Bất kể món ăn nào từ bún, phở, lẩu… mà có rau Đà Lạt kèm theo là sẽ dễ cảm nhận rõ độ ngọt, giòn mát “ăn đến đâu, biết đến đấy”.

Trà Bảo Lộc

“Kinh đô trà hương” thời Pháp thuộc nay vẫn là một trong những nơi trồng trà ngon nhất nước. Những vườn chè xanh mướt mát trải dài hai bên đường đi không chỉ là phong cảnh đẹp mê lòng người mà còn cho ra thứ nguyên liệu thức uống ngan ngát níu mãi hồn khách đến.

photo-13-1478912917177

Trà hoa sen thanh mát, quen thuộc, trà hoa sói lạ lẫm, thanh tao, trà sâm dứa nồng đượm, trà lài ngào ngạt… mà thứ nào cũng đậm đà vị núi sương.

Rượu cần của người Chu Ru

Rượu cần của người Chu Ru ở Lâm Đồng được làm từ một loại men đặc biệt. Những loại cây đặc chế như Dong Patơi, Dông ơ mre, Dông Wong, Dong dă khiến cho rượu cần Chu Ru khác biệt so với nhiều loại rượu khác của các đồng bào anh em. Năm loại men nói trên kết hợp với men cái Kzút cùng với gạo lức tạo thành vị đậm đà mang hơi thở của núi. Sự cân bằng khiến rượu cần này uống nhiều chỉ say chứ không bị đau đầu hay đau bụng.

photo-14-1478912917187

Trong ánh lửa giữa cao nguyên, xung quanh rộn rã tiếng cười nói, được nhâm nhi chút rượu cần sẽ là kỉ niệm không thể quên.

Đồi cỏ hồng ở Đà Lạt đẹp như tranh sẽ khiến bạn “mê mẩn”

Những ngày đầu tháng 11, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh tượng thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng hiếm nơi nào có được của đồi cỏ hồng ở Đà Lạt.

Đồi cỏ hồng Đà Lạt mang lại vẻ đẹp mộc mạc nhưng đầy cuốn hút.

Đồi cỏ hồng Đà Lạt mang lại vẻ đẹp mộc mạc nhưng đầy cuốn hút.

Là loài cỏ mọc dại, cỏ hồng (hay còn gọi là cỏ đuôi chồn) thường mọc thành từng cụm, thân thẳng đứng vươn cao lên trời như ngọn phi lao. Cỏ hồng mang sức sống mãnh liệt, dẻo dai, dù là trên sỏi đá khô cằn cũng luôn ngẩng cao đầu với vẻ kiêu hãnh, thách thức. Bông của cỏ có màu hồng, hơi ngả màu hồng tím, lông mềm mượt, cọ vào người gây cảm giác nhồn nhột, thích thú.

Đồi cỏ hồng mang vẻ đẹp yên bình và lãng mạn- là một trong những cảnh đẹp ở Đà Lạt.

Đồi cỏ hồng mang vẻ đẹp yên bình và lãng mạn- là một trong những cảnh đẹp ở Đà Lạt.

Thu sang, cỏ hồng ở Đà Lạt bắt đầu nở và tới những ngày đầu đông (vào khoảng tháng 11) chính là thời điểm đẹp nhất khi những bông hoa cỏ bắt đầu bung sắc hồng dần bao phủ kín một vùng trời tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn đẹp đến nao lòng.

Cận cảnh đồi cỏ hồng Đà Lạt lung lay trước gió.

Cận cảnh đồi cỏ hồng Đà Lạt lung lay trước gió.

Loài hoa dại luôn mang đến vẻ đẹp dịu dàng, yếu ớt mà mạnh mẽ, đơn giản mà cuốn hút lòng người. Trên những cánh đồng cỏ bạt ngàn đang nhẹ đung đưa khoe mình trước gió, bạn rất dễ bắt gặp những chú ngựa đang chăm chỉ gặm cỏ, hay những tán thông nhẹ nhàng thả mình như muốn che chở cho những nhánh cỏ mỏng manh, yếu ớt kia.

Nếu muốn có những ảnh đẹp Đà Lạt, bạn nhất định đừng bỏ qua đồi cỏ hồng nở rộ cả sườn đồi.

Nếu muốn có những ảnh đẹp Đà Lạt, bạn nhất định đừng bỏ qua đồi cỏ hồng nở rộ cả sườn đồi.

Để đến được với đồi cỏ hồng tuyệt đẹp này, xuất phát từ TP.Đà Lạt, bạn chỉ cần đi theo hướng đường Trần Hưng Đạo – Hùng Vương về ngã ba Trại Mát, rẽ tay trái vào địa phận làng hoa Thái Phiên, cứ tiếp tục đi khoảng 2 km sẽ xuất hiện nữa những đồi cỏ mang trên mình màu áo hồng phớt, hồng đậm đung đưa trong gió tùy theo từng thời điểm hoa chớm nở hay gần tàn.

Cỏ hồng mọc ven sườn đồi, giữa thung lũng, nhiều nhất phải kể đến khu vực ngoại ô như: Trại Mát, Suối Vàng, xung quanh làng hoa Thái Phiên.

Đồi cỏ hồng tại Đà Lạt đẹp rực "hút hồn" du khách.

Đồi cỏ hồng tại Đà Lạt đẹp rực “hút hồn” du khách.

Dù chỉ là một loài cỏ dại ấy thế nhưng sức hút của chúng lại vô cùng mạnh liệt. Bạn sẽ ngỡ mình lạc vào chốn thiên đường khi bước chân vào đồi cỏ hồng Đà Lạt mênh mông và sẽ không thôi cảm thán trước vẻ đẹp mong manh của chúng.

Màu hồng của đồi cỏ xóa tan cái lạnh lẽo của những ngày đầu đông.

Màu hồng của đồi cỏ xóa tan cái lạnh lẽo của những ngày đầu đông.

Để tìm cho mình những chuyến đi khám phá đồi cỏ hồng tuyệt nhất thì đừng quên ghé Đà Lạt lúc này. khi những đồi hoa chuyển dần sang màu hồng đẹp mắt, tạo nên khung cảnh thơ mộng đẹp như thiên đường.

Theo dantri

Những suối nước nóng nổi tiếng nhất Việt Nam

Kim Bôi, suối Bang, Đam Rông, Bình Châu… là những suối khoáng được biết đến với độ nóng hoàn hảo của nước cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng đồng thời là những địa điểm tuyệt vời cho chuyến du ngoạn mùa đông của bạn.

1. Suối nước nóng Kim Bôi (Hoà Bình)

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi nằm ở điểm phun lên của dòng suối khoáng thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Vẻ đẹp của suối khoáng Kim Bôi.

Vẻ đẹp của suối khoáng Kim Bôi.

Trong các suối nước nóng tại Việt Nam, đây là suối khoáng có nhiệt độ thấp nhất (từ 34 – 36ºC). Tuy không nóng đến độ tạo thành những làn hơi trên mặt nước, song nhiệt độ và hàm lượng khoáng của nơi đây đủ chuẩn cho việc để ngâm mình chữa bệnh, thư giãn dưỡng da.

photo-2-1478046567813

Dịch vụ tắm khoáng ở khu du lịch Kim Bôi cũng rất đa dạng, ngoài việc tắm nước nóng trong hai hồ lớn có trang bị hệ thống bồn xoáy, du khách còn có thể ngâm bùn, massage, xông hơi…

Đến đây, bạn còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản như cỗ lá lợn thui, dê núi đá, quả lặc lè, cá nhảy…. Ngoài ra, bạn có thể rong ruổi tham quan các địa danh du lịch nổi tiếng gần đó như Mai Châu hay thác Hoà Bình…

2. Suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình)

Suối nước nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, là một con suối lộ thiên trải dài qua những rừng cây hoang sơ và bí ẩn. Nếu muốn có một trải nghiệm khó quên khi đến đây, bạn có thể thả bước lên đầu nguồn, khám phá những lỗ phun nước với nhiệt độ khoảng 105 ºC.

photo-3-1478046567803

Với những du khách muốn ngâm mình vào dòng ấm, có một bãi tắm lộ thiên cách đó khoảng 300m. Nhiệt độ của bể này chỉ dao động khoảng từ 40 – 45ºC, phù hợp cho việc ngâm tắm, chữa bệnh và thư giãn.

photo-4-1478046567790

3. Suối nước nóng Tây Viên (Quảng Nam)

Suối nước nóng Tây Viên cách quần thể khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) khoảng 3 km về hướng Tây. Cũng như sự phân cấp ở các suối khoáng nóng khác, suối nước nóng Tây Viên có hai dòng nóng (nhiệt độ khoảng 85 ºC), lạnh chảy song song mà người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà.

photo-5-1478046567797

Tên của khu vực này được giải thích gắn liền với vườn thảo dược ở phía Tây huyện Quế Sơn. Song vũng có giả thuyết cho rằng, Tây Viên là hoa viên tiên cảnh của thiên nhiên nằm ở phía Tây.

4. Suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Nếu ở ngoài Bắc, du khách thường nhắc đến suối nước nóng Kim Bôi thì trong Nam, người dân đã quen thuộc với suối nước nóng Bình Châu nằm ở địa bàn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

photo-6-1478046567832

Suối nước nóng Bình Châu cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ được bao quanh bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Đây được đánh giá là khu suối nước nóng rộng nhất ở Việt Namvới hơn 70 điểm phun lộ thiên , nhiệt độ trung bình từ 40ºC – 80ºC tuôn trào thành suối.

photo-7-1478046567819

Theo các nhà khoa học, nước và bùn khoáng nóng cùng không khí trong lành nơi này có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh, tăng cường sức khỏe cho con người.

Không chỉ tắm khoáng, du khách ghé thăm còn có dịp tận hưởng nhiều dịch vụ chăm sóc như: spa, xông hơi, ngâm chân, tắm bùn, tắm thảo mộc,… và thú vị biết bao khi được tự tay mình luộc chín những quả trứng gà bằng nguồn nước nóng tự nhiên…

5. Suối nước nóng Đam Rông (Lâm Đồng)

Suối nước nóng Đam Rông nằm ở địa bàn xã Đam Rông, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt chừng 70km. Dòng suối có nhiệt độ trung bình khoảng 40 – 45°C.

Do có nồng độ lưu huỳnh cao hơn nhiều suối khoáng khác nên suối nước nóng Đam Rông rất hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da, thấp khớp, cao huyết áp, rối loạn tim mạch…

photo-8-1478046567824

Đến đây, bạn sẽ được hoà nhập vào thiên nhiên thông qua việc tựa lưng vào những phiến đá mát lạnh, đón dòng nước ấm áp đang tuôn trào từ lòng đất khiến tinh thần trở nên thoải mái

Ngoài ngâm tắm trong suối nước nóng, đến đây bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn dân dã như canh măng le tươi nấu gà giò, nhấm nháp rượu cần “chính hiệu” hay tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa.

Suối nước nóng Đam Rông sẽ là điểm du lịch sinh thái – chữa bệnh liên hoàn, hấp dẫn du khách khắp mọi miền về dừng chân tham quan, nghỉ dưỡng.

6. Suối khoáng nóng Thanh Tân (Thừa Thiên Huế)

Nằm giữa núi rừng xanh tươi, suối nước nóng Thanh Tân được đầu tư xây dựng thành khu nghỉ dưỡng yên tĩnh rộng gần 50 ha, đáp ứng nhu cầu tắm khoáng tịnh dưỡng sức khỏe và điều trị bệnh bằng việc tắm khoáng. Với các thành phần cân bằng và ổn định, chất lượng của suối khoáng nóng này được sánh ngang với các mỏ khoáng của Pháp và châu Âu.

photo-9-1478046567842

Nếu bạn cần một chút nhẹ nhàng, tĩnh lặng có thể ngâm tắm với dòng suối khoáng nóng.

Còn những người ưa thích hoạt động thể thao mạnh, có thể đến công viên nước nhiều trò chơi thú vị, đặc biệt là trò Highwire (thăng bằng trên cáp dây) và Zipline (trượt bằng dây trên không). Những trò chơi tại đây được thiết kế, xây dựng và lắp đặt bởi đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật của Pháp.

Theo dantri

Toàn cảnh thành phố Đà Lạt từ trên cao

Dù đến Đà Lạt trúng vào tháng 8 mùa mưa bão, tác giả Hà Nguyễn (TP HCM) vẫn có thể ghi được những khung hình đẹp về các điểm du lịch của thành phố hoa như Hồ Xuân Hương, trường Cao đẳng Sư phạm hay chợ Đà Lạt.

 

Lâm Ðồng

Diện tích: 9.772,2 km²
Dân số: 1.204,9 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Lạt
Các huyện, thị:
– Thành phố: 
Bảo Lộc 
– Huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông.
Dân tộc: Việt (Kinh), Cờ Ho, Mạ, Nùng…

Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên – Di Linh (cao 1.500m so với mặt biển), 70% diện tích là núi rừng, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, phía đông nam giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, phía tây giáp các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Lamdong01

Lamdong02

Phía bắc tỉnh là núi đi từ đông sang tây, có đỉnh Yang Bông cao 1.749m. Sát ngay Đà Lạt, có các đỉnh Đan Sê Na cao 1.950m, Lang Bian cao 2.163m, Hòn Nga cao 1.948m. Giữa hai dãy núi này là nơi bắt nguồn của các dòng sông Đa Dung chảy vào Đồng Nai, sông Cái chảy ra Nha Trang. Phía nam của hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trong đó có Tp. Đà Lạt ở độ cao 1.475m. Phía đông nam tỉnh có cao nguyên nhỏ Di Linh cao 1.010m, khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà chảy vào Đồng Nai.

Khí hậu: Đà Lạt được mệnh danh là “thành phố của mùa Xuân”. Ở đây rất mát mẻ, nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. Lượng mưa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó, cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương, ngàn sắc suốt quanh năm.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà Lạt, du khách sẽ khám phá một “bảo tàng” của các thác nước, những hồ đẹp, thung lũng hoa và đồi cỏ.

Lamdong03

Lamdong04

Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt.

Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa.

Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt.

Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,…như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng…

Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.

Dân tộc, tôn giáo
Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc, Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ, Cơ Ho…Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ.

Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách.

Lamdong05

Lamdong06

Giao thông

Lâm Đồng có đường bộ chính là quốc lộ 20 chạy xuyên qua tỉnh từ Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Ma Đa Gui tới Đồng Nai. Ngoài ra tỉnh còn nằm trên trục đường quốc lộ 27: Thành phố Phan Rang Tháp Chàm (Ninh Thuận) – Lâm Đồng – Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột), trục đường 28: Bình Thuận – Lâm Đồng (Di Linh) – Đắk Nông.

Đà Lạt cách Biên Hòa (Đồng Nai) 278km, Hà Nội 1.481km, Tp. Hồ Chí Minh 293km, Nha Trang (Khánh Hòa) 205km.

Về hàng không, Lâm Đồng có chuyến bay Đà Lạt – Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại.

Theo vietnamtourism