ĐỊA LÝ VÀ CUỘC SỐNG

Trang chủ » Địa lý Kinh tế - Xã hội » Kinh tế Xã hội Việt Nam (Trang 2)

Category Archives: Kinh tế Xã hội Việt Nam

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn báo chí thế giới

Theo một tờ báo của Nga, trong số các “con hổ châu Á”, Việt Nam đang thu hút được sự chú ý như một điển hình tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi giữ được tăng trưởng ổn định trong suốt thời kỳ khủng hoảng.

Cuối tuần trước, Việt Nam vừa phát hành thành công một tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với mức lãi suất thấp hơn dự kiến. Hơn 400 nhà đầu tư đã đăng ký mua với tổng trị giá gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán. Theo Finance Asia, đợt bán trái phiếu của Việt Nam được đánh giá là một trong những đợt đấu giá thành công nhất thị trường nợ châu Á.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, với tình hình kinh tế trong nước ổn định nên trước đó Chính phủ đã rất kỳ vọng vào đợt phát hành. Thêm vào đó, việc được nhiều tổ chức quốc tế nâng hạn mức tín nhiệm và những đánh giá tích cực của các nhà đầu tư trong phiên chào bán diễn ra cuối tháng 10 thì kết quả trên cũng không nằm ngoài dự đoán.

Rajeev De Mello tại hãng quản lý tài sản Schroder (Singapore) cũng nhận định: “Kinh tế vĩ mô thì đang ổn định. Tất cả đều là yếu tố có lợi cho đợt phát hành của Việt Nam”.

Nhiều tờ báo nước ngoài gần đây có nhiều nhận định tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Anh Quân

Nhiều tờ báo nước ngoài gần đây có nhiều nhận định tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Anh Quân

Trước đó, Fitch đã nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc (từ B+ lên BB-) và Moody (từ B2 lên B1). Đồng thời, một loạt bài viết của báo chí nước ngoài như Đức, Italia, Nga, Ba Lan… được đăng tải thời gian gần đây đều có những nhận định tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Một bài báo với tiêu đề “Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế cho năm 2015” được đăng tải đầu tháng 11 trên Sudestasiatico (Đông Nam Á), mạng tin độc lập của Italia đã nhận định tuy gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt. Bài viết trích dẫn số liệu về mức độ tăng trưởng của Việt Nam, thặng dư thương mại, thu nhập bình quân đầu người… 13 trong số 15 mục tiêu Chính phủ đề ra hồi đầu năm đã hoàn thành và cho rằng đó là những dấu hiệu rất tích cực.

Bên cạnh dẫn chứng về những chỉ số vĩ mô khả quan, báo chí nước ngoài đều nhận định thị trường chứng khoán của Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới thời gian qua. Giao dịch bất động sản cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái…

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí Thế giới đa cực (Nga) cho rằng, trong số các “con hổ châu Á” cả cũ lẫn mới, Việt Nam đang thu hút được sự chú ý như một điển hình tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi giữ được tăng trưởng ổn định trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2014, mức độ tăng trưởng của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… không giữ được mức tăng trưởng cao như cách đây 5-6 năm

Ông cũng cho rằng, cách đây ít lâu, Việt Nam là một đất nước còn phải đối mặt với nạn đói thì hiện nay không những đã giải quyết xong vấn đề lương thực, mà còn bước lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo với 65 triệu tấn một năm. Trong khi đó, thu nhập tính theo đầu người từ mức 128 USD một người năm 1995 đã tăng lên 1.200 USD vào năm 2014.

“Lạm phát trong 5 năm liên tiếp được khống chế dưới 4%, mức thấp nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, chuyên gia này nhận định.

Tốc độ tăng trưởng GDP quý I trong 4 năm qua (%). Nguồn số liệu: TCTK

Tốc độ tăng trưởng GDP quý I trong 4 năm qua (%). Nguồn số liệu: TCTK

Nhờ chính sách kinh tế linh hoạt cũng như ổn định chính trị, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong khối ASEAN. Trên tạp chí uy tín “Tổng quan Đông phương mới”, Giáo sư Dmitri Mosyakov – lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương – Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định, tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đó là lý do Phòng Thương mại Mỹ ở Singapore đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước hấp dẫn nhất trong khối ASEAN.

Tờ The Diplomatic Society – một ấn phẩm điện tử uy tín trong cộng đồng ngoại giao tại Nam Phi cũng có bài phân tích chỉ ra câu chuyện thành công của Việt Nam trong vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, tác giả bài viết nhấn mạnh các yếu tố duy trì ổn định kinh tế xã hội, cơ cấu dân số vàng, và những ưu đãi đầu tư của Chính phủ… là những nhân tố làm nên thành công đó.

Các tờ báo nước ngoài cũng nêu rõ để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, cũng như giảm phụ thuộc vào các đối tác truyền thống nhưng rủi ro, Việt Nam đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới. Cụ thể, như việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, là thành viên của các tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)…

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang ưu tiên tập trung nỗ lực cả về kinh tế và ngoại giao để hoàn thành trong vài tháng tới việc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với EU (EVFTA) và nỗ lực gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Báo chí quốc tế đánh giá cao những nỗ lực rất cụ thể gần đây của Việt Nam trong việc tìm những thị trường mới. “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hướng đi mới về phương Tây để tìm thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư trực tiếp, công nghệ cho sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, quốc gia này còn tạo quan hệ kinh tế với Ấn Độ, nền kinh tế lớn ở khu vực châu Á”,  một bài viết đăng tải trên tờ Le Monde của Pháp cuối tháng 10 nhận định.

Bên cạnh đó, giống như các nền kinh tế đang phát triển khác trong khu vực châu Á, các bài báo cũng chỉ ra những hạn chế, thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt. Cụ thể như các vấn đề về tình trạng nguy hiểm do nền kinh tế quá phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp tuyên bố phá sản cao, nợ xấu cao, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm…

Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đồng Nai có vốn đầu tư nước ngoài (Ảnh: duongbo.vn)

Hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đồng Nai có vốn đầu tư nước ngoài (Ảnh: duongbo.vn)

Tuy nhiên, trong các bài viết đã đăng tải, báo chí quốc tế đều đưa ra những nhận định sáng sủa về kinh tế Việt Nam thời gian tới, đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Về tham vọng của Chính phủ là tạo ra một “Thung lũng Silicon” mới ở châu Á và đến năm 2020 sẽ có 45% GDP thu được từ lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, tờ Rzecpospolita (Ba Lan) nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhờ tiềm năng về vị trí chính trị, nhân lực trẻ và rẻ… Lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam hiện có tốc độ phát triển 16% một năm, đứng thứ  5 trên thế giới.

“Nhiều nhà khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ cao đã và đang tích cực đến Việt Nam sản xuất vì nhân công rẻ và môi trường chính trị ổn định”, Tổng biên tập tờ Thế giới đa cực của Nga nhận định.

Theo vnexpress.net

Việt Nam đang vay nợ như thế nào?

Lần đầu tiên nhiều số liệu chi tiết về nợ công được người đứng đầu ngành tài chính công bố tại diễn đàn Quốc hội.

Bộ trưởng Tài chính cho biết tỷ lệ nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2017.

Bộ trưởng Tài chính cho biết tỷ lệ nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2017.

Câu chuyện nợ công vốn đã được Quốc hội thảo luận suốt nhiều kỳ họp, một lần nữa khiến dư luận quan tâm khi báo cáo tình hình 2014 của Chính phủ đưa ra nhận định nợ công đang tăng nhanh. Liên tiếp tại các phiên họp tổ, các buổi góp ý chuyên đề cũng như trong suốt phần thảo luận kinh tế – xã hội ngày 30/10, hàng loạt câu hỏi, ý kiến xung quanh vấn đề quản lý nợ được các đại biểu đặt ra.

Đáp ứng yêu cầu này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được đề xuất là thành viên Chính phủ đầu tiên tham gia ý kiến về vấn đề này. Báo cáo của ông trước Quốc hội, đúng như kỳ vọng, đã lần đầu tiên cho thấy một bức tranh khá toàn diện về tình hình tài chính quốc gia.

Lần dở lại lịch sử, vị trưởng ngành cho biết khái niệm nợ công chỉ thực sự có ý nghĩa đối với hệ thống quản lý tài chính Việt Nam từ năm 2010, khi Luật Quản lý nợ công chính thức có hiệu lực. Trước đó, các chỉ tiêu quản lý khác là nợ Chính phủ hay nợ quốc gia đều ở mức khá thấp (31-38% GDP) và chỉ thực sự tăng mạnh từ năm 2009, khi Việt Nam tích cực đi vay để kích cầu.

VietnamVayNoNhuTheNao-edit-1414720458

Những năm sau đó, kinh tế khó khăn, nguồn thu bị cắt giảm để hỗ trợ doanh nghiệp trong khi các khoản chi cho an sinh, các chương trình mục tiêu quốc gia… không thể cắt giảm khiến cho cơ quan quản lý phải thắt chặt túi tiền dành cho đầu tư. Tỷ trọng chi cho lĩnh vực này giảm từ 21,6% năm 2010 xuống mức 16-17% tổng chi hiện nay. Để bù đắp, Chính phủ phải phát hành 170.000 tỷ đồng trái phiếu trong 3 năm 2014-2016, bên cạnh con số 225.000 tỷ đã được Quốc hội phê duyệt trước đó cho giai đoạn 2011-2015.

Chính điều này đã đẩy nợ công tăng cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối, từ mức 50% năm 2011 lên 64% GDP năm 2015 (tốc độ tăng nợ khoảng 18-25% một năm).

Điểm tích cực của việc vay nợ những năm qua được Bộ trưởng thông báo là tăng tỷ lệ vay trong nước, giảm phụ thuộc vào nước ngoài, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cũng cảnh báo về các khoản vay trong nước đều có kỳ hạn ngắn. Điều này đồng nghĩa với áp lực trả nợ giai đoạn 2015-2016 là rất cao.

Theo vnexpress.net

TP.HCM dẫn đầu cả nước thu hút vốn FDI

TP.HCM đang dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với 2,9 tỷ USD. Đây là số liệu mới nhất tại cuộc họp về tình hình kinh tế – xã hội tháng 10/2014.

ktvnd0824

FDI-vao-TPHCM

Để đạt được kết quả trên, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp từ cải cách hành chính, đề ra nhiều quy chế, quy định để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhất là ở lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, vi mạch thiết bị điện tử, viễn thông, phần mềm…

TP.HCM đầu tư các công trình trọng điểm có tác dụng tích cực trong việc kết nối giao thông, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư và cả mục tiêu kinh tế, an sinh xã hội.

Một điểm sáng nữa được thông báo tại cuộc họp là tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng qua TP.HCM đã thực hiện 213.059 tỷ đồng, đạt 94,15% dự toán, tăng 13,49% so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, mục tiêu đón 4,4 triệu du khách nhiều khả năng sẽ hoàn thành, vì thời điểm này đã có 3,5 triệu lượt du khách đến với TP.HCM và đóng góp ngân sách 72.000 tỷ đồng.

Về nhiệm vụ các tháng còn lại của năm 2014, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các sở ngành phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ các ngành công nghệ cao đang gia tăng. Sở GTVT, Sở Xây dựng kiểm tra xử lý tình hình ngập nước; chấn chỉnh công tác phòng chống cháy nổ; chuẩn bị hàng hoá cho dịp tết cổ truyền.

Theo vnexpress.net

Kinh tế Việt Nam vật vã đi lên

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển dùng hình ảnh này để trong tham luận mở đầu Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2014, sự kiện quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong nước và thế giới.

Khai mạc sáng nay tại Ninh Bình, Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức thường niên và là một trong những sự kiện được giới chuyên gia trông đợi để phân tích, mổ xẻ tình hình kinh tế, phản biện chính sách, từ đó kiến nghị các giải pháp. Diễn đàn dành gần nửa thời gian để bàn về tình hình 2014-2015, trước khi đi sâu hơn vào đánh giá tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2012-2014.

Tổng cầu yếu là trở lực lớn với kinh tế Việt Nam hiện nay. Ảnh minh họa: Anh Quân

Tổng cầu yếu là trở lực lớn với kinh tế Việt Nam hiện nay. Ảnh minh họa: Anh Quân

Tham luận với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2014 và triển vọng 2015” của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển là phần đề dẫn quan trọng cho tuyến nội dung của diễn đàn, trong đó ông nhận định nền kinh tế đã thoát đáy song đang “vật vã để đi lên” khi mà tổng cầu còn yếu, nợ xấu không được giải quyết hiệu quả và đang có xu hướng tăng lên, tín dụng nhỏ giọt.

Nửa đầu năm 2014, tăng trưởng GDP cao hơn so với cùng kỳ 2013, lạm phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7%; xuất khẩu tăng gần 15% giúp cán cân thương mại thặng dư khoảng 1,3 tỷ USD; tổng đầu tư toàn xã hội, doanh số bán lẻ… đều có tăng trưởng; ngân sách dự báo đạt kế hoạch đề ra…

Tuy nhiên, ông Tuyển và các chuyên gia đều cho rằng nội lực của doanh nghiệp vẫn rất yếu, chỉ số quản trị mua hàng PMI trên ngưỡng trung bình 50 nhưng đang giảm 4 tháng liên tiếp. Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp tư nhân ngày càng yếu đi thể hiện ở tỷ trọng xuất khẩu giảm. Hệ thống phân phối đang bị chi phối bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Khối FDI hiện đã chiếm tỷ trọng gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

Tình hình kinh tế 6 tháng và mục tiêu 2014

Chỉ tiêu 2014 Thực hiện 6 tháng
1. Tốc độ tăng GDP (%) 5,8 5,18
Nông nghiệp 2,96
Công nghiệp & Xây dựng 5,33
Dịch vụ 6,01
2. Lạm phát (%) 7 1,38
3. Tăng trưởng tín dụng 12-14% 4,5% (tính đến 26/8)
4. Xuất – nhập khẩu
Xuất khẩu Tăng 10% Tăng 14,9% so cùng kỳ
Nhập khẩu Tăng 11% so cùng kỳ
Chênh lệch +1,3 tỷ USD (1,7% XK)
5. Thu – chi nhân sách
Thu ngân sách 48,25% dự toán (đến 15/6)
Chi ngân sách 44,6% dự toán (đến 15/6)
6. Tổng đầu tư xã hội Tăng 8,2% so cùng kỳ
(30,1% GDP)
7. Doanh số bán lẻ Tăng 5,7%
(loại trừ yếu tố giá)
8. Tình hình doanh nghiệp
Thành lập mới Giảm 4,1% so cùng kỳ
Tăng 19,3% về vốn
Giải thể – ngừng hoạt động Tăng 16,3% so cùng kỳ
Hoạt động trở lại Giảm 10,7% so năm trước

(Trích tham luận của ông Trương Đình Tuyển )

Ngay trong những tín hiệu được coi là tích cực nêu trên, dù tăng trưởng GDP đã cao hơn, ông Trương Đình Tuyển cho rằng khả năng đạt mục tiêu 5,8% khó xảy ra. Nếu muốn đạt con số này, nền kinh tế không có cách nào khác là đẩy mạnh khai thác dầu thô, than… như đã từng làm và cho thấy là không hiệu quả.

Một loạt những chỉ báo khác như tăng trưởng tín dụng ì ạch, doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng và ngay cả việc lạm phát thấp cũng được các chuyên gia đưa ra một lý giải chung là tổng cầu yếu.

Nhóm chuyên gia Trần Thọ Đạt – Nguyễn Việt Hùng – Hà Quỳnh Hoa tại Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng phía cầu đã có những tín hiệu lạc quan hơn và có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, để có sự bứt phá, cần tác động từ chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ.

Trong khi đó ở phía cung, các học giả cho rằng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đã tăng nhưng chưa có sự bứt phá rõ ràng. Điều này cùng với xu hướng tăng của chỉ số hàng tồn kho và giảm của PMI cho thấy điều kiện sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại vẫn còn khó khăn.

Đứng trước điểm nghẽn như vậy, vấn đề đặt ra là lựa chọn chính sách như thế nào được đa số các tham luận quan tâm và hiến kế. Bên cạnh những giải pháp lâu dài như đẩy mạnh tái cơ cấu, cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, một giải pháp ngắn hạn được không ít ý kiến nhắc tới là tác động tăng tổng cầu như nới lỏng tiền tệ, tăng chi tiêu…

Tham luận của hai chuyên gia Bùi Trinh – Nguyễn Trí Dũng gây chú ý khi cho rằng việc tác động lên tổng cầu – nếu có, sẽ có những điểm tương đồng như học thuyết kinh tế Abenomics đang được Nhật Bản áp dụng, bao gồm 3 mũi tên: kích thích tài chính, nới lỏng tiền tệ và cải cách cơ cấu.

20120702-140625-1-20771213-images1509817-0811thamnhung

Theo các tác giả Bùi Trinh và Nguyễn Trí Dũng, nếu tiếp tục kích cầu thì chỉ nên thực hiện ở khu vực tư nhân. Tuy nhiên, hệ số sinh lời của khối này ngày càng giảm, xuống mức khoảng trên 1%. Trong khi lãi suất phải trả ngân hàng trên dưới 10%. Do đó, về mặt kinh tế, các doanh nghiệp này không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất.

Tuy vậy, theo các tác giả chương trình này chỉ có thể thành công dựa trên nền tảng sản xuất (phía cung) rất mạnh mẽ, hàng hóa nhiều với chất lượng cao và giá cả thấp. Điều này khác hoàn toàn với Việt Nam khi phía cung vẫn còn yếu kém, sản xuất cơ bản là gia công. Việc can thiệp vào phía cầu khi đó được các chuyên gia này cho rằng không làm tăng sản lượng, mà chỉ làm nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro về vĩ mô (lạm phát, nhập siêu…).

Do đó, các chuyên gia ho rằng nhà điều hành cần nhất quán quan điểm hy sinh những mục tiêu ngắn hạn (tăng trưởng…) để dũng cảm từ bỏ những chính sách quản lý tổng cầu, kiên trì đẩy mạnh các biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế – về cơ bản chính là chính sách trọng cung.

“Đó mới là “kế lâu bền” để đẩy sản lượng tiềm năng lên mức cao hơn và đạt được sự tăng trưởng bền vững, lâu dài, hơn mà không chỉ là “kích cầu” ngắn hạn để năm nay hoặc năm tới có được mức tăng trưởng như ý để làm đẹp báo cáo”, tham luận viết.

Theo vnexpress.net

Hàn Quốc đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng

Samsung đẩy mạnh đầu tư tại Bắc Ninh với quy mô cả tỷ USD đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam.
ss_JRQS
samsung-vietnam-1402018466161

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết, trong 8 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 10,23 tỷ USD, bằng 81% so với cùng kỳ 2013 (tính chung cấp mới và tăng vốn).

Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 492 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7 tỷ USD, chiếm 68,4% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 23 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư là 1,15 tỷ USD, chiếm 11,3%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 74 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư đạt 552,8 triệu USD, chiếm 5,4%…

Trong 8 tháng đầu năm, đã có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3,22 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD, chiếm 12,5 % ; Hong Kong đứng vị trí thứ 3 với 1,19 tỷ  USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 972,8 triệu USD, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

samsung

Dự án của Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh gần đây do nhà đầu tư Hàn Quốc bỏ vốn, với số mức đăng ký một tỷ USD góp phần đưa nước này đứng vị trí số một về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 8 tháng.

Theo vnexpress.net

Các nhóm cảng, cảng biển và bến cảng chính trong quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020

Theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg, ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam được Quy hoạch chia thành 6 nhóm, cụ thể:

1. Nhóm 1: nhóm cảng biển phía Bắc

– Cảng biển Quảng Ninh là cảng tổng hợp quốc gia (loại I), đầu mối khu vực gồm các khu bến: Khu bến Cái Lân; khu bến Cẩm Phả; khu bến Hải Hà; bến cảng Vạn Gia; khu bến Mũi Chùa, Vạn Hoa, Vân Đồn; khu bến Yên Hưng; các bến tại huyện Cô Tô, Bạch Long Vĩ.

– Cảng biển Hải Phòng là cảng tổng hợp quốc gia (loại IA), cửa ngõ quốc tế gồm các bến chức năng: khu bến Lạch Huyện, khu bến Đình Vũ, khu bến sông Cấm, bến cảng Nam Đồ Sơn.

– Cảng biển Thái Bình là cảng tổng hợp địa phương (loại II), gồm: cảng Diêm Điền và các bến chuyên dùng và vệ tinh khác phục vụ cho nhiệt điện Thái Bình, đóng sửa tàu biển và các cơ sở công nghiệp, dịch vụ.

– Cảng biển Hải Thịnh, Nam Định là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chính tại Hải Thịnh và các bến, tổng hợp, chuyên dùng trên sông Ninh Cơ phục vụ các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng.

2. Nhóm 2: nhóm cảng biển Bắc trung bộ

– Cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa là tổng hợp quốc gia (loại I), gồm các bến cảng: Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn, Nam Nghi Sơn, Đảo Mê, các bến địa phương cho phương tiện nhỏ với vai trò là vệ tinh cho cảng chính tại Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham…

– Cảng biển Nghệ An: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu chức năng: khu bến Cửa Lò, khu bến Đồng Hồi, các bến địa phương có vai trò là vệ tinh tại Cửa Hội, Bến Thủy.

– Cảng biển Hà Tĩnh: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) gồm: khu cảng bến Vũng Áng, khu bến cảng Sơn Dương, các bến địa phương tại Xuân Hải, Cửa Sót.

3. Nhóm 3: nhóm cảng biển Trung trung bộ

– Cảng biển Quảng Bình: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: khu bến Hòn La và các bến vệ tinh tại sông Gianh.

– Cảng biển Quảng Trị: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: khu bến Cửa Việt, khu bến Mỹ Thủy.

– Cảng biển Thừa Thiên Huế: là cảng tổng hợp quốc gia (loại II) gồm: khu bến Chân Mây, bến cảng Thuận An (là bến cảng tổng hợp địa phương) và các bến chuyên dùng khác của nhà máy xi măng và cơ sở công nghiệp, dịch vu tập trung quy mô lớn.

– Cảng biển Đà Nẵng: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) gồm: khu bến Tiên Sa, khu bến Quang Thọ, khu bến Liên Chiểu, khu bến sông Hàn.

– Cảng biển Kỳ Hà, Quảng Nam: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Tam Hiệp, bến cảng Kỳ Hà.

– Cảng biển Dung Quất, Quảng Ngãi: là cảng tổng hợp quốc gia (loại I) gồm: khu bến Dung Quất I và II, bến cảng Sa Kỳ, bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn).

Tàu vào tiếp nhận nhiên liệu tại cảng xuất sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Tàu vào tiếp nhận nhiên liệu tại cảng xuất sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất

4. Nhóm 4: nhóm cảng biển Nam trung bộ

– Cảng biển Quy Nhơn, Bình Định: là cảng tổng hợp quốc gia (loại I) gồm: khu bến Quy Nhơn – Thị Nại, khu bến Nhơn Hội và các bến địa phương chuyên dùng vệ tinh phát triển tại Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan.

– Cảng biển Vũng Rô, Phú Yên: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: khu bến Tây Vũng Rô, bến cảng Đông Vũng Rô và Bãi Gốc – Đông Hòa Cầm.

– Cảng biển Khánh Hòa: là cảng tổng hợp quốc gia (loại IA) gồm: khu bến Vân Phong (trong đó có: khu bến cảng Đầm Môn, bến cảng phía Nam vịnh Vân Phong), bến Ba Ngòi, bến cảng Nha Trang, bến cảng Trường Sa.

Tàu, hàng hóa tấp nập tại cảng Nha Trang

Tàu, hàng hóa tấp nập tại cảng Nha Trang.

– Cảng biển Cà Ná, Ninh Thuận: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến Ninh Chữ và bến tổng hợp Cà Ná.

– Cảng Bình Thuận: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Phan Thiết, bến cảng Phú Quý, bến cảng Vĩnh Tân, bến cảng Sơn Mỹ.

5. Nhóm 5: nhóm cảng biển Đông nam bộ

– Cảng biển Vũng Tàu: là cảng tổng hợp quốc gia (loại IA) gồm: khu bến Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình, khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân, khu bến Long Sơn, khu bến sông Dinh, khu bến Côn Đảo (Bến Đầm).

Cảng Cái Mép - Thị Vải, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cảng Cái Mép – Thị Vải, Bà Rịa-Vũng Tàu.

– Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh: là cảng tổng hợp quốc gia (loại I) gồm: khu bến Hiệp Phước, khu bến Cát Lái, khu bến Cần Giuộc – Long An (trên sông Soài Rạp).

Một góc Tân cảng Cát Lái, Tp. Hồ Chí Minh.

Một góc Tân cảng Cát Lái, Tp. Hồ Chí Minh.

– Cảng biển Đồng Nai: là cảng tổng hợp quốc gia (loại IA) gồm: khu bến Phước An, Gò Dầu (trên sông Thị Vải), khu bến Phú Hữu, Nhơn Trạch (trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Long Tàu).

– Cảng biển Bình Dương: là cảng tổng hợp địa phương (loại II).

6. Nhóm 6: nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long

– Cảng biển Cần Thơ: là cảng tổng hợp quốc gia (loại I) gồm: khu bến Cái Cui, khu bến Hoàng Diệu (Bình Thủy), khu bến Trà Nóc (Ô Môn).

Cảng Cái Cui (TP Cần Thơ) được đầu tư lớn.

Cảng Cái Cui (TP Cần Thơ) được đầu tư lớn.

– Cảng biển Tiền Giang: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: khu bến Gò Công, bến cảng Mỹ Tho.

– Cảng biển Bến Tre: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Giao Long, bến cảng Hàm Luông.

– Cảng biển Đồng Tháp: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Cao Lãnh, bến cảng Sa Đéc, bến cảng Lấp Vò.

– Cảng biển An Giang: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến Mỹ Thới.

– Cảng biển Hậu Giang: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm các bến cảng trên sông Hậu.

– Cảng biển Vĩnh Long: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Bình Minh, bến cảng Vĩnh Thái.

– Cảng biển Trà Vinh: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Trà Cú, bến cảng Định An, bến cảng Duyên Hải, bến cảng đầu mối tiếp nhận than cho các nhà máy nhiệt điện.

– Cảng biển Sóc Trăng: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến cảng Đại nghĩa.

– Cảng biển Bạc Liêu: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến cảng Gành Hào.

– Cảng biển Năm Căn, Bạc Liêu: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Năm Căn trên sông Cái Lớn, khu vực đảo Hòn Khoai.

– Cảng biển Kiên Giang: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm: bến cảng Hòn Chông, Bãi Nò, bến cảng Bình Trị, bến cảng An Thới, bến chuyên dùng tiếp than cho Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương tại Nam Du./.

Theo biengioilanhtho.gov.vn

10 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam

Giá trị của 10 mặt hàng này là khoảng 40 tỷ USD, chiếm hơn 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế trong tháng 5 đầu năm 2014.

xk1

 

Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt doanh thu xuất khẩu cao nhất trong tháng 5, với giá trị gần 10 tỷ USD.

det_may2Xếp thứ hai là mặt hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam – sản phẩm dệt may – với giá trị khoảng 7,5 tỷ USD.

1401628122_cn

Giày dép xếp thứ ba với 3,89 tỷ USD.

2d1ca_ImageHandlerashx2 có giá trị xuất khẩu đạt 3,79 tỷ USD. Tuy nhiên, do giá trị nhập khẩu cao nên đây vẫn là mặt hàng nhập siêu trong tháng 5, với giá trị khoảng 120 triệu USD.

xk5

Xuất khẩu dầu thô trong tháng 5 cũng đạt giá trị 3,32 tỷ USD.

xuatkhauthuysan1

Dù bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ, nhưng thủy sản vẫn là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, với lượng ngoại tệ thu về trong 5 tháng là 2,92 tỷ USD.

thu-ha13-9

Các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng mang lại giá trị xuất khẩu 2,78 tỷ USD và xuất khẩu ròng là 420 triệu USD.

linhkienoto

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng cũng mang lại giá trị khoảng 2,5 tỷ USD.

Quí I, Công ty c? ph?n ch? bi?n g? Tru?ng Thành d?t doanh thu 65

Xếp thứ 9 là mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, với doanh thu xuất khẩu 2,39 tỷ USD.

cafe

Cà phê vẫn được xem là cây trồng mang lại kinh tế cao cho người nông dân, với giá trị xuất khẩu khoảng 1,9 tỷ USD.

Theo vtc.vn